Một số loại thuốc của bạn đang sử dụng để điều trị, cải thiện các tình trạng khác của cơ thể như cao huyết áp, liệu pháp nội tiết tố,.. có thể làm tăng lipid (mỡ) trong máu. Điều này có thể vô tình làm tăng triglyceride và LDL (cholesterol “xấu”) trong khi làm giảm cholesterol HDL “tốt”.
Bài viết dưới đây liệt kê cho bạn một số loại thuốc làm tăng chất béo trung tính (triglyceride) cho bạn.
1. Thuốc huyết áp
Một trong những nguy cơ gây nên bệnh tim mạch là huyết áp cao. Khi bạn không kiểm soát được huyết áp của mình, bác sĩ có thể đề nghị kê đơn. Thuốc lợi tiểu thiazide (thường được gọi là “thuốc nước”) hoặc thuốc chẹn beta thường được ưu tiên trong đơn thuốc kiểu này.
Dù loại thuốc này đem lại hiệu quả tốt trong việc ổn định huyết áp của bạn nhưng lại có một số tác dụng phụ đi kèm. Những loại thuốc này được ghi nhận là có làm tăng lượng triglycerid (chất béo trung tính) trong cơ thể.
Tuy nhiên,vì những thuốc này thường rất cần thiết để giảm huyết áp. Nên các bác sĩ thường sẽ khuyến nghị thay đổi chế độ ăn uống , tập thể dục thường xuyên. Và các can thiệp lối sống khác thay vì ngừng thuốc.
2. Corticoid
Corticoid có sự tương đồng lớn với các hormone do tuyến thượng thận của cơ thể tự sản xuất. Thuốc này có tác dụng điều trị một loạt các vấn đề về sức khỏe bao gồm: hen suyễn , viêm khớp , bệnh tự miễn dịch , bệnh chàm và các tình trạng da khác, cùng một số loại ung thư.
Dù có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh nhưng corticoid để lại nhiều tác dụng phụ khôn lường đối với sức khỏe. Tác dụng phụ thường được nhắc đến như huyết áp cáo, béo phì và tăng triglyceride (chất béo trung tính),…
Vì vậy không nên lạm dụng loại thuốc này. Khi dùng nên có chỉ định của bác sĩ.
3. Thuốc chống loạn thần
Các thuốc chống loạn thần được phát triển nhằm điều trị các chứng tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực và những bệnh tâm thần nghiêm trọng khác.
Thuốc này được kê cho cả trẻ em và người lớn khi có những triệu chứng về tâm lý. Các triệu chứng điển hình như: chứng tự kỷ và rối loạn tăng động giảm chú ý ( ADHD ) hay rối loạn hành vi và hội chứng Tourette.
Thuốc chống loạn thần loại mới gồm aripiprazole (Abilify), olanzapine (Zyprexa) quetiapine (Seroquel) và risperidone (Risperdal). Những loại thuốc thường làm tăng mức chất béo trung tính (triglyceride) có trong máu.
Tuy nhiên, thuốc chống loạn thần thế hệ đầu tiên, chẳng hạn như chlorpromazine (Thorazine) và haloperidol (Haldol), không có tác dụng phụ này.
4. Isotretinoin
Isotretinoin là loại thuốc mạnh giúp điều trị mụn trứng cá. Loại thuốc này thường không bị phản ứng với các phương pháp điều trị khác (vd: thuốc kháng sinh)
Isotretinoin còn có thể điều trị các tình trạng về da khác và một số loại ung thư. Tuy nhiên, thì loại thuốc này lại làm tăng chất béo trung tính (triglyceride) trong máu của bạn.
Không những thể nó cũng gây ra dị tật bẩm sinh. Phụ nữ khi sử dụng loại thuốc này cần ngừa thai và kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng tháng.
5. Phương pháp điều trị HIV
Khi sử dụng thuốc cùng các liệu pháp điều trị HIV, đã biến căn bệnh này từ dễ dẫn đến tử vong sang bệnh mãn tính.
Chất ức chế protease (ritonavir, indinavir…) được sử dụng để điều trị virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) hay viêm gan C. Mặc dù cơ chế làm tăng mức cholesterol của những loại thuốc này chưa được biết rõ. Nhưng chúng dường như đặc biệt làm tăng mức triglyceride (chất béo trung tính) và giảm mức cholesterol HDL (cholesterol “tốt”).
Fibrates và statin đôi khi được bác sĩ sử dụng để giảm lượng triglyceride (chất béo trung tính) và tăng mức HDL (cholesterol “tốt”) ở những người đang sử dụng những loại thuốc này.
6. Estrogen
Khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, cơ thể phụ nữ thường giảm dần sự tiết nội tiết tố nữ estrogen. Một số phụ nữ chọn uống bổ sung loại thuốc chứa hormone nhằm kiểm soát các triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh.
Bên cạnh tác dụng phụ như tăng nguy cơ đông máu và đột quỵ là vấn đề tăng chất béo trung tính (triglyceride) trong máu. Vì những tác dụng phụ nguy hiểm này, bác sĩ thường khuyên phụ nữ chỉ nên dùng liệu pháp này với liều lượng thấp trong thời gian ngắn.
7. Thuốc tránh thai
Trong thuốc tránh thai thường chứa loại hormone progestin. Loại hormon này có liên quan đến việc tăng nồng độ LDL (cholesterol “xấu”) và giảm nồng độ HDL (cholesterol “tốt”).
Không những thế, các loại thuốc khác chứa hormone progestin cũng làm tăng cholesterol toàn phần (triglyceride). Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Lời kết
Các loại thuốc nêu trên tuy không đầy đủ nhưng lại là những loại thuốc khá phổ biến. Những loại thuốc này đem lại hiệu quả tốt trong việc điều trị bệnh tình. Nhưng chúng lại thường đi kèm với tác dụng phụ là tăng mỡ trong máu. Đây lại là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về tim mạch.
Vậy nên bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc này chung với các sản phẩm hỗ trợ làm giảm mỡ máu, hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch. Vì nó có thể làm chậm quá trình điều trị bệnh tim mạch của người bệnh.
Bài viết liên quan:
KENU TM sản phẩm được yêu thích và ủng hộ từ các PGS.TS đầu ngành về dinh dưỡng
Bác sĩ khuyến cáo cách giảm mỡ máu bằng ăn uống
5 thực phẩm khiến bạn bất ngờ về lợi ích cho bệnh tim mạch
8 loại thuốc tiềm ẩn nguy cơ tăng cholesterol
Cục máu đông: nguyên nhân và tác hại của nó?
Mỡ máu cao có được uống cà phê không?
Hỗ trợ trực tuyến
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
THS. BS. NTƯT Hoàng Thị Bích Liên
PGS. Tiến sĩ Đinh Duy Kháng