8 loại thuốc tiềm ẩn nguy cơ tăng cholesterol

Một số loại thuốc của bạn đang sử dụng để điều trị, cải thiện các tình trạng khác của cơ thể như cao huyết áp, liệu pháp nội tiết tố,.. có thể làm tăng lipid (mỡ) trong máu. Điều này có thể vô tình làm tăng triglyceride và cholesterol LDL “xấu” trong khi làm giảm cholesterol HDL “tốt” của bạn. Bài viết dưới đây liệt kê cho bạn một số loại thuốc làm tăng cholesterol cho bạn. 

1. Thuốc chẹn Beta

Khi bạn bị huyết áp cao, thuốc chẹn Beta thường được bác sĩ ưu tiên kê đơn. Chúng có những ưu điểm vượt trội như điều trị một số dạng bệnh tim. Hay nó cũng có tác dụng kéo dài sự sống của những người bị suy tim sung huyết và người từng bị một cơn đau tim trước đó.

Tuy nhiên, loại thuốc này được ghi nhận là làm giảm lượng HDL (cholesterol “tốt”) và tăng lượng triglycerid (chất béo trung tính). Đa phần xu hướng gia tăng lipid (mỡ máu) do thuốc này có xu hướng tương đối nhỏ. Nhưng cũng không thể không để tâm đến nguy cơ do tác dụng phụ này đem đến.

Mặc dù vậy, người ta thấy được lợi ích đến từ thuốc chẹn beta thường nhiều hơn nguy cơ của nó. Vì khi nó được sử dụng với công dụng kéo dài thời gian sống, dù có xuất hiện sự tăng nhẹ của lipid thì cũng không được ngưng sử dụng thuốc.

Hay ở các trường hợp sử dụng khác, bất kể sự gia tăng lipid máu nào đều được giải quyết bằng cách giảm liều hoặc tìm thuốc chẹn Beta khác thay thế.

2. Prednisone

Prednisone được chỉ định trong các trường hợp cần đến tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch. Dù vậy, chúng lại làm tăng chất béo trung tính (triglyceride), mức cholesterol LDL và mức cholesterol HDL.

Prednisone làm tăng cholesterol một cách nhanh chóng và đáng ngạc nhiên. Nhiều nghiên cứu trước đó có chỉ ra rằng lượng cholesterol máu tăng, huyết áp tâm thu tăng chỉ sau thời gian ngắn sử dụng Prednisone (sau 2 tuần sử dụng).

3. Thuốc tránh thai 

Trong thuốc tránh thai thường chứa loại hormone progestin. Loại hormon này có liên quan đến việc tăng nồng độ LDL (cholesterol “xấu”) và giảm nồng độ HDL (cholesterol “tốt”).

Không những thế, các loại thuốc khác chứa hormone progestin cũng làm tăng cholesterol toàn phần (triglyceride). Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

4. Amiodarone

Khi bạn bị rối loạn nhịp tim, bạn thường được bác sĩ kê Amiodarone. Tuy nhiên thuốc này có một loạt các tác dụng phụ. Một trong những tác dụng phụ đó có liên quan đến vấn đề cao cholesterol.

Amiodarone dường như chỉ làm tăng LDL (cholesterol “xấu”), mà không tác động đến HDL (cholesterol “tốt”) và triglyceride (chất béo trung tính).

5. Cyclosporine

Để ngăn ngừa sự đào thải sau khi tiến hành cấy ghép nội tạng, Người ta thường sử dụng Cyclosporine. Bởi vì, bản chất của loại thuốc này thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.

Ngoài ra, người ta còn sử dụng nó trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh vẩy nến (đây là 2 bệnh liên quan đến hiện tượng tự miễn và đáp ứng miễn dịch của cơ thể).

Các nghiên cứu trước đây đều khẳng định rằng cyclosporine gây nên sự tăng LDL (cholesterol “xấu”).

6. Anabolic Steroids

Anabolic Steroid bao gồm testosterone. Mà Testosterone là hormone sinh dục nam giới. Chúng được sử dụng để điều trị triệu chứng dậy thì muộn ở các bé trai và một số dạng bất lực.Nó còn được sử dụng để làm tăng khối lượng cơ bắp (một cách bất hợp pháp).

Được biết rằng, những loại thuốc này làm tăng đáng kể mức LDL (cholesterol “xấu”).và giảm mức HDL(cholesterol “tốt”).

Đặc biệt hơn, tác dụng ngoài ý muốn của Anabolic Steroid dối với cholesterol thường phổ biến ở dạng thuốc uống hơn là dạng tiêm.

Ngoài tác dụng phụ là làm tăng cholesterol trong máu, thì việc lạm dụng sử dụng steroid có thể dẫn đến tiểu đường loại 2, tăng huyết áp và béo phì.

7. Chất ức chế protease

Chất ức chế protease (ritonavir, indinavir…) được sử dụng để điều trị virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) hay viêm gan C . Mặc dù cơ chế làm tăng mức cholesterol của những loại thuốc này chưa được biết rõ. Nhưng chúng dường như đặc biệt làm tăng mức triglyceride (chất béo trung tính) và giảm mức cholesterol HDL (cholesterol “tốt”).

Fibrates và statin đôi khi được bác sĩ sử dụng để giảm lượng triglyceride (chất béo trung tính) và tăng mức HDL (cholesterol “tốt”) ở những người đang sử dụng những loại thuốc này.

8. Thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu thường được sử dụng để điều trị huyết áp cao và giữ nước. Hai loại thuốc lợi tiểu gây tăng cholesterol trong máu là:

Thuốc lợi tiểu thiazide (bao gồm hydrochlorothiazide, chlorothiazide, metolazone): Thuốc lợi tiểu thiazide gây ra sự gia tăng tạm thời mức cholesterol toàn phần, mức chất béo trung tính (triglyceride) và mức cholesterol LDL. Mức cholesterol HDL thường không bị ảnh hưởng.

Thuốc lợi tiểu loop (bao gồm furosemide, torsemide, bumetanide): Thuốc lợi tiểu loop có cùng kiểu với thuốc lợi tiểu thiazide. Tuy nhiên, một số loại thuốc này đã cho thấy sự giảm nhẹ HDL (cholesterol “tốt”).

Vì thuốc lợi tiểu thường rất cần thiết để giảm huyết áp. Nên các bác sĩ thường sẽ khuyến nghị thay đổi chế độ ăn uống , tập thể dục thường xuyên và các can thiệp lối sống khác thay vì ngừng thuốc.

Các loại thuốc nêu trên tuy không đầy đủ nhưng lại là những loại thuốc khá phổ biến. Những loại thuốc này đem lại hiệu quả tốt trong việc điều trị bệnh tình. Nhưng chúng lại thường đi kèm với tác dụng phụ là tăng cholesterol trong máu. Đây lại là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về tim mạch.

Vậy nên bạn cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc này chung với các sản phẩm hỗ trợ làm giảm cholesterol, hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch. Vì nó có thể làm chậm quá trình điều trị các bệnh tim mạch của người bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *