Mỡ máu cao có được uống cà phê không?

Mỡ máu là một loại bệnh lý rất phổ biến hiện nay và gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Ở Việt Nam – nơi đa số người dân đều có thói quen uống cà phê thì việc uống cà phê đã trở thành một nỗi băn khoăn lớn đối với bệnh nhân cao mỡ máu. Vậy bệnh nhân bị cao mỡ máu có được uống cà phê không?

Bệnh mỡ máu cao là gì?

Bệnh mỡ máu cao (bệnh máu nhiễm mỡ) là một dạng bệnh lý để chỉ tình trạng nồng độ chất béo (lipid) trong máu cao bất thường.

Để biết một người có bị mắc bệnh mỡ máu hay không cần phải xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ các chất béo trong cơ thể bao gồm: cholesterol toàn phần trong máu, LDL – cholesterol, HDL – cholesterol và triglycerid. Mỗi người sẽ có một giá trị nồng độ cholesterol an toàn khác nhau, nhưng nhìn chung ở người bình thường tổng lượng cholesterol trên 200 mg/dL được cho là cao và rất có thể người đó đã bị mắc bệnh mỡ máu.

Không chỉ vậy khi bị mỡ máu cao trong thời gian dài người bệnh dễ có nguy cơ mắc xơ vữa động mạch, các bệnh nguy hiểm về tim mạch và đột quỵ.

Tác động của cà phê đến cơ thể

Cà phê là một loại thức uống phổ biến và được rất nhiều người ưa chuộng. Nhưng không phải ai cũng biết về lợi ích và tác hại mà nó mang lại. 

Các công dụng của cà phê có thể được kể đến đó là: giúp giảm mệt mỏi về thể chất và tinh thần, tăng cường sự tỉnh táo, giúp ngăn ngừa bệnh Parkinson, giúp ích cho chứng mất trí nhớ và nhiều bệnh khác.

Tuy nhiên, cà phê chỉ thực sự an toàn với hầu hết người lớn khỏe mạnh khi uống với một lượng vừa phải (trung bình 2-3 cốc mỗi ngày).

Một số tác dụng phụ không mong muốn của cà phê với cơ thể đó là nó có thể gây mất ngủ, trạng thái căng thẳng, bồn chồn, đôi khi gây đau dạ dày, buồn nôn, tăng nhịp tim và nhịp thở,…

Người bị mỡ máu có nên uống cà phê không?

Nhiều người cho rằng cà phê không gây ảnh hưởng đến bệnh nhân bị mỡ máu cao. Điều này liệu có thật sự đúng?

Trong hạt cà phê có chứa một chất gọi là cafestol có ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa và điều chỉnh cholesterol của cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra cafestol làm tăng nồng độ cholesterol trong cơ thể và các nhà khoa học kết luận rằng cafestol là “hợp chất làm tăng cholesterol mạnh nhất được xác định trong chế độ ăn uống của con người.”

Tuy nhiên, những bệnh nhân bị mỡ máu hoàn toàn có thể uống cà phê nếu được pha đúng cách. Những bệnh nhân bị mắc bệnh mỡ máu được khuyên rằng họ có thể uống cà phê đã được lọc cafestol và nên uống một lượng nhỏ cà phê với thời gian giữa 2 lần uống cách nhau ít nhất 6 tiếng để có thể đào thải cafein ra khỏi cơ thể và không làm tăng mỡ máu.

Yếu tố quyết định lượng cafestol trong cà phê nằm ở việc lọc cà phê của bạn. Một ly cà phê không lọc có thể chứa đến bốn miligam chất cafestol, có khả năng gây cho lượng cholesterol tăng lên khoảng 1%.

Pha cà phê bằng máy pha cà phê hay dạng cà phê đun kiểu Thổ Nhĩ Kỳ đều có chứa một lượng cafestol rất cao.  Vì vậy, tốt nhất là hãy chọn cà phê pha với giấy lọc hoặc cà phê hòa tan vì chúng có hàm lượng cafestol thấp hơn nhiều so với cà phê đun sôi hoặc cà phê pha bằng bình. Tuy nhiên những bệnh nhân mắc bệnh mỡ máu cũng cần lưu ý rằng chỉ nên uống một lượng nhỏ cà phê để bảo vệ sức khỏe của chính bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *