Đột quỵ đang là căn bệnh được mọi người quan tâm và chú ý. Bởi những tác hại khôn lường của nó với sức khỏe, thậm chí còn dẫn đến tử vong. Đột quỵ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, Mỡ máu cao được cho là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ. Cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!
Đột quỵ là gì? Nó có thật sự nguy hiểm?
Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng. Điều này xảy ra khi quá trình cung cấp máu bị gián đoạn hay giảm. Việc này khiến cho cơ thể không cung cấp đủ oxy, dinh dưỡng để nuôi các tế bào não. Từ đó dẫn đến quá trình chết của các tế bào não trong thời gian ngắn.
Từ đó thấy được tầm quan trọng của thời gian trong việc cấp cứu kịp thời bệnh nhân đột quỵ. Vì thời gian phát hiện và cấp cứu càng lâu thì các tế bào não chết càng nhiều. Từ đó gây ảnh hưởng lớn đến khả năng tư duy và vận động của người bệnh, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Tuy nhiên, dù khi cấp cứu kịp thời có thể cứu người bệnh khỏi “lưỡi hái tử thần”. nhưng những biến chứng mà nó để lại khiến sức khỏe người bệnh yếu đi rõ rệt. Đi kèm đó là các di chứng như tê liệt các chi, nửa người hay toàn thân. Không những thế nó còn có thể khiến người bệnh bị rối loạn cảm xúc, suy giảm hoặc mất khả năng thị giác và ngôn ngữ.
Các loại đột quỵ thường gặp
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ. Đột quỵ do thiếu máu và đột quỵ do xuất huyết là 2 loại chính của đột quỵ
- 85% các ca đột quỵ được phát hiện ngày nay đều đến từ đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Đó là hiện tượng các mạch máu bị tắc nghẽn, cản trở lưu thông máu lên não do có sự xuất hiện của những cục máu đông.
- Tình trạng mạch máu não bị vỡ gây rò rỉ và xuất huyết não là hiện tượng của đột quỵ do xuất huyết. Nguyên nhân của tình trạng này là do các thành mạch mỏng, yếu hoặc có xuất hiện các vết nứt, rò rỉ.
- Hay cũng có thể xuất hiện tình trạng đột quỵ nhỏ do có các cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là hiện tượng dòng máu cung cấp cho não bị giảm tạm thời. Người bệnh khi đó cũng có các triệu chứng của đột quỵ nhưng thời gian rất ngắn (thường chỉ vài phút). Tuy nhiên cũng không thể chủ quan, vì hiện tượng này như lời cảnh báo trước về việc nguy co đột quỵ có thể đến bất cứ lúc nào.
Mỡ máu cao là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ
Mỡ máu cao
Mỡ máu cao hay còn gọi là bệnh máu nhiễm mỡ, tăng cholesterol máu. Đây là một dạng bệnh lý để chỉ tình trạng nồng độ chất béo trong máu cao vượt mức cho phép.
Chỉ số nồng độ của các chất béo trong máu sẽ được đo để chẩn đoán căn bệnh này bao gồm: cholesterol toàn phần trong máu, LDL – cholesterol, HDL – cholesterol và triglycerid.
Mỗi người sẽ có một giá trị nồng độ cholesterol an toàn khác nhau, nhưng nhìn chung ở người bình thường tổng lượng cholesterol trên 200 mg/dL được cho là cao và rất có thể người đó đã bị mắc bệnh máu nhiễm mỡ.
Trong hầu hết trường hợp, bệnh máu nhiễm mỡ không có biểu hiện triệu chứng. Đa số bệnh nhân không biết bản thân bị máu nhiễm mỡ cho đến khi gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như đau tim hoặc đột quỵ. Tuy nhiên, bạn có thể dự đoán trước về khả năng mắc mỡ máu cao của bản thân nếu bạn có các yếu tố nguy cơ sau:
- Tiền sử gia đình có người bị mỡ máu cao
- Bị thừa cân béo phì và ít vận động
- Thường xuyên sử dụng thực phẩm chữa nhiều đường và chất béo bão hòa
- Mắc bệnh lý nền như tiểu đường và suy tuyến giáp
Nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh mỡ máu cao có thể gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng khác thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Các biến chứng thường gặp của bệnh này bao gồm:
- Xơ vữa động mạch
- Tăng huyết áp
- Các bệnh tim mạch
- Tai biến mạch máu não
- Bệnh động mạch ngoại biên
- Đột quỵ
Mỡ máu cao dẫn đến đột quỵ như thế nào?
Khi cơ thể chúng ta có quá nhiều cholesterol (mỡ) trong máu, sẽ dẫn đến các hệ lụy cho sức khỏe. Đặc biệt, khi chất béo trong máu nhiều sẽ tăng cao nguy cơ tích tụ máu nơi thành mạch. Từ đó thành mạch dễ bị xơ vữa, lòng mạch hẹp và cứng. Khiến cho mạch máu khó lưu thông và tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông.
Nhất là tại các mạch máu lớn, chuyên dẫn máu đi nuôi tim và não khi xuất hiện các mảng bám, mảng xơ vữa hay cục máu đông đều vô cùng nguy hiểm. Tại các điểm mạch máu bị xơ vữa và tổn thương, chúng rất yếu và có độ đàn hồi kém dễ dẫn đến vỡ mạch.
Nếu vỡ mạch tại mạch dẫn máu đến tim (động mạch) có thể gây nhồi máu cơ tim. Nếu vỡ mạch não sẽ dẫn đến đột quỵ (hay tai biến mạch máu não). Hai bệnh này nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Dù có cứu chữa kịp thì người bệnh vẫn sẽ phải mang bên mình những biến chứng nặng nề.
Hay khi cơ thể xuất hiện các cục máu đông trong mạch máu. Chúng cũng có thể dẫn đến đột quỵ bởi các cục máu đông thường gây tắc nghẽn mạch. Khiến máu không được lưu thông lên não, não thiếu oxy và từ đó các tế bào não sẽ chết rất nhanh. Nếu không cấp cứu kịp thời sẽ gây nguy hiểm lớn cho tính mạng.
Làm sao để giảm thiểu đột quỵ
Đối với hầu hết mọi người, thay đổi một vài thay đổi lối sống đơn giản có thể giúp giảm lượng cholesterol. Do đó giúp giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Điều này bao gồm: ăn các thực phẩm tốt cho tim mạch; giảm cân; tập thể dục thường xuyên; bỏ hút thuốc lá; và giảm thiểu hoặc thậm chí bỏ hoàn toàn việc uống đồ uống có cồn (rượu). Hoặc bạn có thể kiểm soát cholesterol bằng các loại thuốc. Tuy nhiên bạn cần sự tư vấn từ những người có chuyên môn.
Bài viết liên quan:
5 thực phẩm khiến bạn bất ngờ về lợi ích cho bệnh tim mạch
8 loại thuốc tiềm ẩn nguy cơ tăng cholesterol
Cục máu đông: nguyên nhân và tác hại của nó?
Mỡ máu cao có được uống cà phê không?
KENU TM sản phẩm được yêu thích và ủng hộ từ các PGS.TS đầu ngành về dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Cao mỡ máu
Hỗ trợ trực tuyến
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
THS. BS. NTƯT Hoàng Thị Bích Liên
PGS. Tiến sĩ Đinh Duy Kháng