Statin là thuốc điều trị tiêu chuẩn vàng để phòng ngừa bệnh tim mạch – một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Mặc dù có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, các nghiên cứu mới đây đã cho thấy tăng sự nguy cơ phát triển bệnh Tiểu đường type 2 sau khi người bệnh điều trị bằng statin lâu dài.
Statin làm tăng nguy cơ mắc Tiểu đường type 2
Một nghiên cứu trên 9.000 người đàn ông không mắc Tiểu đường type 2 ở độ tuổi 45-73 của Đại học Đông Phần Lan (University of Eastern Finland) đã chỉ ra rằng những người được điều trị bằng thuốc statin có khả năng mắc bệnh Tiểu đường type 2 cao hơn 46% so với những người không dùng thuốc statin.
Một nghiên cứu khác tại Đại học Queensland (Úc) đã cho biết rằng statin làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc Tiểu đường type 2. Hơn nữa, thời gian dùng thuốc càng lâu thì nguy cơ mắc Tiểu đường càng cao.
Trong số các loại statin, atorvastatin 80 mg có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh Tiểu đường type 2 cao nhất, tiếp theo là rosuvastatin và simvastatin 80 mg. Nguy cơ thậm chí còn cao hơn ở những bệnh nhân điều trị bằng statin liều cao.
Tại sao thuốc Statin gây phát triển bệnh Tiểu đường type 2?
Statin được phát hiện vào đầu những năm 70 và được bán trên thị trường vào giữa những năm 80, có tác dụng giảm mỡ máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, 20 năm sau khi được kê đơn phổ biến, các phát hiện từ các nghiên cứu quan sát cho thấy nguy cơ mắc bệnh Tiểu đường type 2 tăng lên khi dùng statin.
Một số cơ chế mà qua đó điều trị statin gây ra rối loạn chức năng tế bào β và kháng insulin ở các mô ngoại vi đã được xác định.
- Theo thời gian, điều trị statin mãn tính điều chỉnh biểu hiện gen của các enzym quan trọng, từ đó làm tăng quá trình tổng hợp đường mới ở gan (làm tăng đường máu). Sự gia tăng tổng hợp đường ở gan góp phần làm tăng đường huyết, đây là đặc điểm của đề kháng insulin và bệnh Tiểu đường type 2.
- Ngoài ra, người ta đã chứng minh rằng statin có thể làm suy giảm con đường truyền tín hiệu insulin (làm giảm tính nhạy cảm insulin) cũng như điều chỉnh giảm chất vận chuyển GLUT-4, chất này chịu trách nhiệm cho sự hấp thu glucose ở tế bào mô mỡ, tế bào cơ xương. Điều này làm giảm sự hấp thu glucose vào cơ xương, từ đó lượng đường trong máu tăng cao và dẫn đến Tiểu đường type 2.
- Statin dẫn đến tích tụ acetyl CoA, một tiền chất của quá trình tổng hợp axit béo có thể thúc đẩy sự hình thành axit béo trong tế bào. Từ đó có thể gây ra dư thừa các axit béo tự do dẫn đến ức chế sự hấp thu glucose ở tế bào cơ xương và tế bào gan (làm tăng đường máu).
- Các cơ chế bổ sung liên quan đến điều hòa biểu sinh qua các microRNA cụ thể cũng liên quan đến việc giảm tiết insulin.
Vậy có nên dùng thuốc statin không?
Thuốc statin là một trong những loại thuốc tây điều trị mỡ máu cao phổ biến nhất hiện nay. Có rất nhiều loại thuốc thuộc nhóm statin với nhiều tên biệt dược khác nhau. Một số loại statin phổ biến bao gồm: atorvastatin, simvastatin, lovastatin, fluvastatin, pravastatin…
Statin hoạt động bằng cách ức chế enzyme HMG CoA reductase là enzyme quan trọng trong quá trình tổng hợp cholesterol tại gan. Từ đó statin giúp làm giảm LDL cholesterol – một loại cholesterol xấu và triglycerid, làm tăng HDL cholesterol – một loại cholesterol tốt. Nhóm thuốc này được dùng để dự phòng bệnh tim mạch thông qua việc giảm mỡ máu, giúp làm chắc thành mạch và ngăn ngừa vỡ mảng bám.
Việc dùng statin tương đối an toàn, tuy nhiên nó cũng gây nên những tác dụng phụ cần nhận biết để có các biện pháp kịp thời xử lý. Một số tác dụng phụ khác thường gặp ở nhóm thuốc statin là đau nhức cơ, những rối loạn đường tiêu hóa như: táo bón, đầy bụng, buồn nôn… ít gặp hơn là nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ.
Mặc dù những loại statin và liều điều trị có tương quan rõ ràng với sự phát triển của bệnh Tiểu đường type 2, thì các yếu tố nguy cơ của cá nhân cũng không nên bị bỏ qua. Phát triển bệnh Tiểu đường type 2 trong khi điều trị bằng statin thường xảy ra hơn ở những người có các yếu tố nguy cơ từ trước, bao gồm béo phì, chế độ ăn không lành mạnh, lối sống ít vận động, các yếu tố tâm lý xã hội và tiền sử bệnh trước đó.
Bài viết liên quan:
5 thực phẩm khiến bạn bất ngờ về lợi ích cho bệnh tim mạch
8 loại thuốc tiềm ẩn nguy cơ tăng cholesterol
Cục máu đông: nguyên nhân và tác hại của nó?
Mỡ máu cao có được uống cà phê không?
KENU TM sản phẩm được yêu thích và ủng hộ từ các PGS.TS đầu ngành về dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Cao mỡ máu
Hỗ trợ trực tuyến
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
THS. BS. NTƯT Hoàng Thị Bích Liên
PGS. Tiến sĩ Đinh Duy Kháng