Hiện nay mỡ máu cao đang là căn bệnh rất phổ biến. Để biết một người có mắc bệnh mỡ máu cao hay không thì xét nghiệm máu là điều cần thiết. Dưới đây là 4 chỉ số được sử dụng trong xét nghiệm mỡ máu cao, đó là: triglyceride, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol, cholesterol toàn phần. Hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi bởi chắc chắn nó sẽ rất hữu ích đối với bạn.
1. Triglyceride
Triglyceride (hay chất béo trung tính) là một chất béo phổ biến nhất trong cơ thể. Mặc dù triglyceride không phải một loại cholesterol nhưng nó cũng là chỉ số quan trọng không thể bỏ qua trong xét nghiệm mỡ máu cao.
Chất béo trung tính có thể đến từ những thực phẩm được bạn tiêu thụ hàng ngày, bởi nguồn năng lượng từ thức ăn khi không được tiêu thụ sẽ chuyển thành chất béo trung tính lưu trữ trong các tế bào mỡ. Ở người thừa cân, tiểu đường, ăn nhiều đồ ngọt hoặc uống quá nhiều rượu có thể có lượng chất béo trung tính trong máu cao.
Chỉ số triglyceride trong máu ở mức cho phép là dưới 150 mg/dL. Nếu lớn hơn con số này bạn đang có nguy cơ mắc bệnh cao mỡ máu.
2. HDL- cholesterol
HDL-cholesterol (hay lipoprotein mật độ cao) là 1 trong 2 loại lipoprotein chính chịu trách nhiệm vận chuyển cholesterol trong máu. HDL-cholesterol còn được coi là cholesterol tốt bởi nó mang các loại cholesterol khác (bao gồm cả LDL-cholesterol) đi qua máu và trở lại gan. Sau đó, gan sẽ phá vỡ LDL cholesterol, cho phép cơ thể loại bỏ nó dưới dạng chất thải.
Mức HDL-cholesterol chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi chỉ số chất béo trung tính (triglyceride). Người có lượng chất béo trung tính trong máu cao thường có lượng HDL-cholesterol thấp hơn. Ngoài ra, nữ giới thường có mức HDL-cholesterol cao hơn so với nam giới.
Chỉ số HDL-cholesterol dưới 40 mg/dL được coi là thấp và có thể dẫn tới các bệnh tim mạch. HDL-cholesterol từ 40 – 60 mg/dL là mức cho phép đối với sức khỏe của bạn.
3. LDL- cholesterol
Một loại lipoprotein còn lại chịu trách nhiệm vận chuyển cholesterol trong máu là LDL-cholesterol (hay lipoprotein mật độ thấp).
Ngược lại với HDL-cholesterol, LDL-cholesterol là loại cholesterol “xấu”. LDL-cholesterol có thể tích tụ trên thành động mạch gây hẹp động mạch. Động mạch bị thu hẹp dẫn tới máu khó di chuyển trong cơ thể và khiến tim của bạn phải làm việc nhiều hơn để bơm máu. Việc dư thừa LDL-cholesterol trong máu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim, đột quỵ và bệnh động mạch ngoại vi.
Chỉ số LDL-cholesterol tối ưu cho sức khỏe là dưới 100 mg/dL.
4. Cholesterol toàn phần
Cholesterol toàn phần trong máu của bạn được tính bằng cách cộng mức HDL-cholesterol và LDL-cholesterol cùng với 20% mức chất béo trung tính của bạn.
Chỉ số cholesterol toàn phần ở mức cho phép là dưới 200 mg/dL. Nếu cao hơn mức này rất có thể bạn đã mắc mỡ máu cao và thậm chí có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Bài viết liên quan:
KENU TM sản phẩm được yêu thích và ủng hộ từ các PGS.TS đầu ngành về dinh dưỡng
Bác sĩ khuyến cáo cách giảm mỡ máu bằng ăn uống
5 thực phẩm khiến bạn bất ngờ về lợi ích cho bệnh tim mạch
8 loại thuốc tiềm ẩn nguy cơ tăng cholesterol
Cục máu đông: nguyên nhân và tác hại của nó?
Mỡ máu cao có được uống cà phê không?
Hỗ trợ trực tuyến
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhung
THS. BS. NTƯT Hoàng Thị Bích Liên
PGS. Tiến sĩ Đinh Duy Kháng